Gỗ lim là loại gỗ gì, thuộc nhóm mấy? Có tốt hay không và giá thành bao nhiêu? Đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Để hiểu hơn về chúng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau:
Giới thiệu Gỗ Lim – Một trong “tứ thiết” gỗ của Việt Nam
Gỗ Lim là gỗ gì?
Gỗ lim là cách gọi chung cho một nhóm sản phẩm gỗ lấy từ một số loài lim như lim xẹt, lim đỏ, lim xanh hoặc các giống lim được nhập khẩu từ nước ngoài như lim Lào, lim Nam Phi…Chúng là một trong bốn loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết đinh, lim, sến, táu.
Gỗ lim thuộc nhóm mấy?
Ở Việt Nam, chúng được xếp vào loại gỗ quý hiếm thuộc nhóm 2. Đó là loại cây gỗ lớn, rất cứng và có khối lượng nặng nhất trong các loại gỗ, có màu hơi nâu đến nâu thẫm. Khả năng chịu lực tốt, không bị mối mọt tấn công. Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp.
Gỗ có mùi rất hắc, có thể gây dị ứng cho mũi đặc biệt là loại lim sinh trưởng ở khu vực Tây Nguyên hoặc lim Lào.
Ưu, nhược điểm của gỗ Lim
Ưu điểm:
- Là loại gỗ rất tốt, cứng và chắc, nặng, có độ bền cao, khả năng chống mối mọt tuyệt đối. Giá trị sử dụng có thể lên đến hàng trăm năm.
- Bám màu sơn lâu, bám đinh ốc rất tốt vì gỗ đặc và chắc.
- Ưu điểm lớn nhất là không bị biến dạng, nứt nẻ và cong vênh theo thời tiết.
- Có kết cấu chịu lực cao. Những đường vân gỗ dạng xoắn vô cùng đẹp mắt.
Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội đang được lòng khách hàng trên thị trường, gỗ cũng có những nhược điểm nhất định.
- Gỗ không chịu được ẩm nên khi sử dụng gỗ trong môi trường ẩm người ta thường phải xử lý chống ẩm. Nếu ngâm một thời gian lâu dưới nước hoặc dưới bùn, bề mặt gỗ sẽ chuyển màu đen.
- Giá thành của các sản phẩm được sản xuất từ gỗ lim rất cao do số lượng gỗ tự nhiên đang ngày càng khan hiếm.
- Là loại gỗ có trọng lượng rất nặng nên thường gây khó khăn khi vận chuyển và thi công, lắp đặt các sản phẩm.
>>> Bạn có biết: Các loại gỗ tự nhiên dùng trong nội thất?
Mách bạn 3 Cách nhận biết gỗ lim đơn giản
Để phân biệt gỗ lim với các dòng gỗ quý hiếm khác, bạn có thể sử dụng một trong các cách sau:
- Nhận biết gỗ qua mùi hương: Mỗi loài gỗ đều mang mùi hương đặc trưng khác nhau. Khi đến các xưởng gia công gỗ sẽ thấy gỗ lim có mùi rất hắc, dễ gây dị ứng cho mũi, bạn sẽ bị hắt hơi liên tục, có cảm giác khó chịu ở đầu mũi.
- Chúng ta cũng có thể nhận biết qua trọng lượng của gỗ. Các sản phẩm nội thất từ gỗ sẽ có trọng lượng nặng nhất trong các loại gỗ quý. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến trọng lượng gỗ tươi và gỗ khô. Gỗ tươi nguyên nước và gỗ sau khi đã sấy khô sẽ có độ nặng khác nhau.
- Để nhận biết được gỗ lim thật hay giả, chúng ta cũng có thể nhận biết bằng cách ngâm vào nước vôi trong. Chỉ cần lấy 1 ít nước vôi trong sau đó bôi lên bề mặt gỗ chưa được sơn. Sau 1 tiếng, nếu bề mặt gỗ chuyển sang màu thâm đen thì đó chính là gỗ lim.
>>> Xem ngay: Các loại gỗ có mùi thơm
Kích thước và giá thành của gỗ
Gỗ lim là loại cây gỗ có chiều cao trên 30m. Có đường kính lớn khoảng 0,5m đến 1,2m. Tùy vào từng loại và cách thức xẻ gỗ từ cây mà giá gỗ lim khác nhau. Giao động từ khoảng 15 – 30 triệu đồng/m3.
Đặc điểm sinh học của cây gỗ lim
Cây gỗ lim là loại cây gỗ rất lớn, có chiều cao trên 30m. Thân cây thẳng, tròn, vỏ màu nâu. Có nhiều nốt sần nên hay bong mảng, vảy lớn, lớp vỏ trong có màu nâu.
- Họ: Fabaceae
- Chi: Erythrophleum
- Phân bổ: chủ yếu ở Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc
Cây có lá kép lông chim, 2 lần mọc cách, có 3, 4 đuôi cuống cấp 2. Cây mọc chậm, lá cây ưa sáng nhưng lại chịu bóng khi còn nhỏ. Chúng có khả năng tái sinh và chồi tốt ở đất sét hoặc sét pha sâu dày.
Như đã giới thiệu gỗ lim gồm gỗ lim Nam Phi, gỗ lim Là, gỗ lim xanh, gỗ lim vàng, gỗ lim đen và gỗ lim xẹt. Tại nước ta, khi nói đến gỗ lim chung chung thì chính là đang đề cập đến gỗ lim xanh. Ngoài những đặc điểm chung nhất, mỗi loại gỗ lim sẽ có những đặc điểm và ưu nhược điểm khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung tiếp theo.
Bạn có biết cách phân biệt các loại gỗ lim không?
Cách phân biệt gỗ lim Nam Phi và gỗ lim Lào
>
Tại thị trường Việt Nam hiện nay có 2 loại gỗ lim phổ biến nhất là lim Lào và lim Nam Phi. Để phân biệt 2 loại gỗ này chúng ta dựa vào các đặc điểm sau:
Đặc điểm nhận biết | Lim Nam Phi | Lim Lào |
Xuất xứ | Được trồng ở Châu Phi | Được trồng ở Lào |
Đặc điểm sinh học | – Về màu sắc: Gỗ lim Nam phi có độ sáng bóng và màu đỏ nhạt hơn lim Lào – Về vân gỗ: tôm gỗ thô hơn lim Lào. Khi xẻ hộp cho nhiều vân xoắn hơn. Tuổi trưởng thành để khai thác gỗ cao. – Khối lượng, thể tích gỗ: có trọng lượng nhẹ hơn lim Lào do điều kiện sinh trường và phát triển khác nhau. |
– Về màu sắc: Gỗ lim Lào khi chưa được phun màu có màu đỏ đậm. Sau khi phun màu sẽ có màu sắc vô cùng sáng bóng – Về vân gỗ: Màu vân khá đẹp, mịn màng. Thớ gỗ thường ít sâu, ít khuyết tật. Tuổi trưởng thành để khai thác gỗ cao hơn lim Nam Phi – Khối lượng, thể tích gỗ: lim Lào nặng hơn lim Nam Phi 1,2 – 1,5 lần |
Giá tham khảo | Giá gỗ lim Nam Phi khoảng từ 14-18 triệu đồng/m3 | Giá gỗ lim Lào khoảng từ 26-30 triệu đồng/m3 |
Đặc tính của gỗ: Lim Lào có độ ổn định cao hơn, khả năng chịu lực tốt hơn so với lim Nam Phi rất nhiều, nhất là sau quá trình chế tác thành phẩm thì sản phẩm từ lim Lào thích nghi và phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam hơn lim Nam Phi.
Phân biệt một số loại lim khác
Ngoài 2 loại lim phổ biến trên, người ta còn phân biệt gỗ lim thành lim xanh, lim đen, lim vàng, lim đỏ và lim xẹt.
Đặc điểm nhận biết | Gỗ lim xanh | Gỗ lim xẹt | Gỗ lim vàng | Gỗ lim đỏ và gỗ lim đen |
Xuất xứ | Tập trung nhiều ở Trung Quốc. Ở Việt Nam thì có rải rác các vùng đồi núi phía Bắc | Phân bố chủ yếu ở miền Trung và Nam Bộ của Việt Nam | Phân bổ chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và Nam Bộ của Việt Nam | Phân bố chủ yếu ở miền Trung và Nam Bộ của Việt Nam |
Đặc điểm | – Có tuổi đời rất cao.- Khi mới chặt gỗ có màu vàng xanh lẫn lộn sau đó chuyển dần sang màu nâu sẫm.- Nếu là gỗ non thì dác gỗ màu vàng nâu, gỗ già thì dác có màu vàng đen. | – Tên gọi khác là muồng phượng hoàng. Có màu vàng nâu, rắn, khá bền, chéo thớ vòng 5.- Tia nhỏ không đều, mạch to, mật độ trung bình, nhu mô quanh mạch rõ. | – Tên gọi khác là Hoàng Linh. Có dác gỗ màu vàng tươi, lõi gỗ màu nâu. | Cách phân biệt 2 loại gỗ này chủ yêu dựa vào màu sắc bề ngoài của gỗ.Trên thực tế mọi người thường nhầm lẫn là có loại gỗ lim đen. Thật ra khi gỗ ngâm xuống bùn một thời gian sẽ chuyển thành màu đen. |
Giá tham khảo: Giá bán dao động từ 14 – 17 triệu đồng/m3
Một số ứng dụng của gỗ lim trong cuộc sống
Trong cuộc sống hiện nay, lim được ứng dụng nhiều trong kiến trúc theo lối cổ, các công trình thủy lợi hoặc các đồ nội thất trong gia đình.