Các loại gỗ có mùi thơm luôn mang đến cảm giác như được hòa mình vào thiên nhiên, giúp bạn nạp những năng lực tích cực. Do đó chúng được sử dụng với mục đích đa dạng, phong phú. Hãy cùng tìm hiểu về loại gỗ này và một số dòng gỗ có mùi hương nổi bật ở bài viết sau.
Gỗ có mùi thơm là gì?
- Gỗ có mùi thơm là những dòng gỗ có hương thơm tự nhiên do trong cơ thể chúng có chứa những túi tinh dầu với những mùi đặc trưng. Các túi tính dầu này có thể nằm ở thân, ở lá, thậm chí ở rễ hoặc có thể có ở mọi vị trí của cây, đem lại cho chúng sức hấp dẫn riêng biệt.
- Các loại gỗ này có nhiều ứng dụng đặc sắc. Ngoài việc được sử dụng để chế tác vật dụng phục vụ sinh hoạt và đời sống, chúng còn được khai thác phục vụ mục đích tinh chế tinh dầu, sản xuất nước hoa.
- Bên cạnh đó, với ý nghĩa phong thủy mạnh mẽ, chúng còn được sử dụng để chế tác vòng tay, trang sức giúp đem lại may mắn cho người sở hữu.
- Cùng với đó, mùi hương đặc trưng khiến chúng trở thành độc nhất vô nhị. Vì vậy, việc làm giả những dòng gỗ này là điều vô cùng khó khăn. Vậy nên, mặc dù quý hiếm và đắt đỏ nhưng chúng vẫn rất được yêu thích và ưa chuộng.
Các loại gỗ có mùi hương tự nhiên nổi tiếng trên thị trường
Gỗ trầm hương
Gỗ trầm hương được khai thác từ cây trầm hương, hay còn gọi là cây trầm dó, dó bầu… Cây trầm hương có tên khoa học là Aquilaria crassna, thuộc họ trầm (Thymelaeaceae).
- Loài cây này sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á và đảo Guinea. Sở dĩ nó có tên là trầm hương bởi đây là loại cây họ Trầm và có mùi hương của trời đất, của thiên nhiên ban tặng.
- Gỗ trầm hương là dòng gỗ quý hiếm bậc nhất, được xếp vào nhóm I trong danh sách cây gỗ theo tiêu chuẩn Việt Nam. Dòng gỗ này được phân thành ba hạng: Hạng 1 là Kỳ Nam, hạng 2 là Trầm và hạng 3 là Tốc, trong đó Kỳ Nam có giá thành đắt đỏ nhất nhưng chất lượng cũng tuyệt vời nhất với hàm lượng tinh dầu cao hơn so với những hạng còn lại.
- Ngoài chất gỗ rắn chắc nhưng vẫn mềm dẻo, khả năng chống chịu ngoại lực tốt, thì hương thơm chính là điểm đặc sắc nhất của dòng gỗ này. Nhờ đặc điểm nổi bật này, trầm hương được ứng dụng rất lớn trong sản xuất tinh dầu, nhang thơm.
- Hương thơm thanh nhã, ngọt ngào mỗi khi đốt nhang trầm không chỉ mang đến cảm giác thư thái, dễ chịu, mà còn có ý nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại tài lộc, may mắn.
>>> Xem ngay: Các loại gỗ quý tại Việt Nam và trên thế giới
Gỗ ngọc am
Gỗ ngọc am xuất xứ từ cây ngọc am, hay còn được biết với tên gọi khác là bách mộc. Ngọc am có tên khoa học là Cupressus funebris, thuộc họ hoàng đàn (Cupressaceae).
- Loài cây này thường sinh trưởng trong các cánh rừng nhiệt đới có gió mùa ấm. Ở Việt Nam, chúng chủ yếu phân bố ở khu vực Hà Giang và Lạng Sơn.
- Gỗ ngọc am là dòng gỗ quý hiếm, với mùi hương chỉ xếp sau tràm hương. Bởi vậy trước đây nó chỉ được để chế tác các dụng cụ phục vụ vua chúa, phi tần. Theo tương truyền dân gian, mỗi phi tần đều phải sở hữu cho mình một chiếc giường gỗ ngọc am bởi hương thơm dòng gỗ này có thể quyến rũ các bậc đế Gỗ ngọc am là dòng gỗ quý hiếm, với mùi hương chỉ xếp sau tràm hương. Bởi vậy trước đây nó chỉ được để chế tác các dụng cụ phục vụ vua chúa, phi tần. Theo tương truyền dân gian, mỗi phi tần đều phải sở hữu cho mình một chiếc giường ngọc am bởi hương thơm dòng gỗ này có thể quyến rũ các bậc đế vương, từ đó các phi tần có thể đắc sủng, níu chân người chủ nhân của chốn tam cung lục viện.
- Cùng với mùi hương ngào ngạt, ngọc am còn được biết đến với những đặc tính kỳ lạ khác. Chúng có khả năng tạo tuyết pha lê, tạo thành màu sắc đẹp mắt khi có ánh sáng chiếu vào.
- Vì vậy, những sản phẩm có ý nghĩa về mặt phong thủy được chế tác từ gỗ ngọc am lên tuyết mang đến cảm giác linh thiêng hơn những dòng gỗ khác.
- Cùng với đó, gỗ ngọc am còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tắm bằng chậu, thau làm từ gỗ ngọc am giúp cơ thể giải độc, tinh thần tỉnh táo, tránh rôm sảy.
- Bên cạnh đó, theo nhiều nhà khoa học, gỗ ngọc am có khả năng đông tụ protein. Chính vì lẽ đó, chúng được dùng vào việc ướp xác cho các vua chúa thời xưa.
- Cũng vì đặc tính này mà chúng ta nên cẩn thận trong việc sử dụng gỗ ngọc am, tránh dùng vào những mục đích sai lầm làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Gỗ long não
Gỗ long não có nguồn gốc từ cây Long Não. Cây có tên khoa học là Cinnamomum camphora, thuộc họ Long Não (Lauraceae). Đây là loại cây ưa sáng, khí hậu ẩm thấp, mưa nhiều, phân bố chủ yếu ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Cây Long não được sử dụng trong y dược, tinh chế tinh dầu và còn là loài cây bóng mát khá phổ biến.
- Gỗ long não có tính cứng và dai, màu sắc trang nhã. Hơ nữa, đây cũng là loài gỗ cho mùi thơm đặc trưng, thường được dùng để chế tác nội thật, đặc biệt là rương, tủ đựng quần áo.
- Bởi dòng gỗ này còn có khả năng chống mối mọt, bên cạnh đó mùi hương tự nhiên của gỗ giúp chống lại mùi hôi do ẩm mốc, giúp cho quần áo luôn có được mùi hương sang trọng, thanh nhã.
- Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, sử dụng gỗ long não để chế tác nội thất trong phòng ngủ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Gỗ long não chứa camethol, đây là một chất có tác dụng tuần hoàn máu. Do vậy, phụ nữ có thai tiếp xúc lâu ngày với long não có thể dẫn đến sảy thai, trẻ em tiếp xúc với long não có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, đặt những đồ nội thất ở nơi thông thoáng, tránh đặt trong phòng ngủ và những nơi kín gió.
Ngoài trầm hương, ngọc am và long não, các loại gỗ có hương thơm tự nhiên khác cũng được ưa chuộng không kém. Chúng ta cùng tìm hiểu sơ bộ qua bảng sau:
Những loại gỗ có mùi hương tự nhiên khác
STT | Tên gỗ | Tên khác (nếu có) | Tên khoa học | Nhóm gỗ | Mùi hương | Phân bố | Ứng dụng |
1 | Gỗ sưa | Gỗ huê | Dalbergia tonkinensis | I | Trong lành, thơm mát | Việt Nam, Trung Quốc | Nội thất, đồ dùng phong thủy, thảo dược. (Xem thêm) |
2 | Gỗ Hoàng Dương | Buxus | Dịu nhẹ, thoang thoảng | Châu Âu, châu Á, Bắc Nam Mỹ, Trung Mỹ | Cây cảnh, tượng gỗ phong thủy | ||
3 | Gỗ Hoàng Đàn | Cupressus tonkinensis | I | Hương nhẹ dịu đặc trưng | Vùng núi cao Việt Nam | Tinh chế tinh dầu, đồ dùng phong thủy, thủ công mỹ nghệ | |
4 | Gỗ xá xị | Gù Hương | Cinnamomum Parthenoxylon | II | Mùi xá xị đặc trưng | Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,… | Trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ, sản phẩm phong thủy |
5 | Gỗ bách xanh | Pơ me đỏ | Calocedrus macrolepis | II | Mùi hắc đặc trưng | Việt nam, Lào, Thái Lan, Myama | Sản phẩm phong thủy, nội thất, đồ gia dụng,… |
6 | Gỗ huyết long | Huyết rồng, đế vương | Dracaena Cinnabari | I | Thơm dịu đặc trưng | Indonesia | Thảo dược, chế tác mỹ nghệ |
7 | Gỗ thông đỏ | Thủy tùng | Taxus Wallichiana | I | Thơm dịu dễ chịu | Trung Quốc, Lào, Việt Nam | Thảo dược, sản phẩm mỹ nghệ, đồ nội thất, sản phẩm phong thủy |
8 | Gỗ dầu gió | Strychnos ignatii | Thơm cay giống dầu gió | Indonesia, Philippin, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam | Nội thất, thảo dược | ||
9 | Gỗ kháo vàng | Machinus bonii | VI | Mùi thơm đặc trưng | Việt Nam, Lào, Campuchia | Đồ nội thất |
Trên đây là những thông tin về các loại gỗ có hương thơm tự nhiên cùng với những ưu điểm, nhược điểm của nó. Rất mong có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về nhóm gỗ này và có những sự lựa chọn phù hợp nhất.