Nội thất gỗ đang là xu hướng hiện nay bởi mẫu mã phong phú và độ bền đi cùng năm tháng. Bởi vậy chất lượng của các dòng gỗ trở thành mối quan tâm lớn của người dùng. Trong bài viết sau đây, hãy cùng tìm hiểu về gỗ tràm thuộc nhóm mấy và có tốt hay không, cùng nhiều đặc điểm khác để hiểu hơn về loại gỗ không quý nhưng lại rất phổ biến này ở nước ta.
Tìm hiểu về đặc điểm của gỗ tràm
Gỗ tràm là gì, thuộc nhóm mấy?
Gỗ tràm là gỗ của cây tràm, có tên khoa học là Melaleuca leucadendron, thuộc họ Sim (Myrtaceae). Dòng gỗ này thuộc nhóm IV trong danh mục gỗ Việt Nam. Nó gồm khoảng 200 loài khác nhau, phân bố chủ yếu ở Australia và Đông nam Queensland. Ở Việt Nam phân bố chủ yếu hai loài là tràm gió và tràm trà. Hai loài này có đặc tính có nhiều điểm tương đồng.
Loại gỗ này chỉ được khai thác khi chất lượng cây đã đảm bảo một số tiêu chuẩn như: cây có độ tuổi tối thiểu là 6 tuổi, tỷ trọng lớn hơn 650 kg/m3 và đường kính mặt cắt ngang không dưới 18cm. Nếu không cây chưa đáp ứng hết tất cả điều kiện này, chất lượng gỗ sẽ không được đảm bảo.
Liệu gỗ tràm có tốt không?
Đây là dòng gỗ không chỉ được người tiêu dùng ưa chuộng, mà còn được Chính phủ chú trọng trong việc phát triển ở thời điểm hiện tại chính bởi những đặc tính ưu việt của nó. Để biết được gỗ tràm có thực sự tốt không chúng ta cùng xem xét những ưu nhược điểm của gỗ tràm nhé.
Ưu điểm
- Màu vàng sáng trang nhã, phù hợp với nhiều kiểu nội thất trong gia đình.
- Có khả năng chống lại mối mọt, bền với nước mà không cần qua gia công. Do đó đây là dòng gỗ phù hợp cac gia đình sinh sống ở Việt Nam với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
- Độ rắn chắc tuyệt vời, khả năng chịu tác động của ngoại lực lớn, ít bị cong vênh. Do đó chất lượng và mẫu mã nội thất làm từ dòng gỗ này luôn đi đầu về độ bền vững.
- Mặc dù nhiều ưu điểm vượt bậc, giá thành của chúng lại khá hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều đối tượng khách hàng.
Bên cạnh đó, gỗ tràm có một số nhược điểm như:
- Vân gỗ không có điểm đặc biệt, không tạo nhiều ấn tượng.
- Vì là dòng gỗ phù hợp với điều kiện tài chính của đa số đối tượng nên đây không phải là sự lựa chọn hàng đầu với những khách hàng mong muốn tạo nét đặc sắc cho nội thất của gia đình mình.
Tìm hiểu đặc điểm và ứng dụng của cây tràm?
Cây tràm
Đây là loài cây gỗ nhỏ, thường xanh. Điều kiện sinh trưởng và phát triển của chúng khá đơn giản, thậm chí nhiều loài có thế sống ở những môi trường khắc nghiệt như đất kém dinh dưỡng hay vùng ngập mặn. Nhưng nhìn chung, tràm là loài ưa sống ở những vùng có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Chính vì vậy, đây là loài cây phổ biến ở khu vực miền Nam Việt Nam.
- Tên khoa học: Acaia aurculiformis
- Phân bố: chủ yếu ở Australia, phổ biến ở Đông Nam Á
Để phù hợp sống ở nhiều loại địa hình, cây tràm thường có bộ rễ lớn, ăn sâu vào lòng đất. Lá của cây có hình trái xoan hoặc mũi mác, mọc so le. Hoa tràm có màu sắc đa dạng như màu trắng kem, màu vàng hay xanh đẹp, mọc thành cụm hình đuôi sóc.
Ứng dụng
- Ngoài việc trở thành nguồn cung cấp gỗ, cây tràm có nhiều công dụng thú vị khác phục vụ đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực y dược. Tinh dầu tràm có vị cay, tính ấm, được dùng để tránh nhiễm lạnh, giữ ấm cho cơ thể. Loại tinh dầu này cũng có tác dụng xua đuổi côn trùng, được sử dụng để tránh bị muỗi đốt, phòng các bệnh liên quan đến muối như sốt rét, sốt xuất huyết.
- Bên cạnh đó, tinh dầu tràm còn ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Các sản phẩm sử dụng tinh dầu tràm có thể kể đến như nước hoa, xà bông, kem đánh răng…Trong tinh dầu tràm còn chứa chất benzoyl peroxide, một loại chất có tác dụng hiệu quả trong điều trị mụn.
- Cùng với tinh dầu tràm, lá tràm cũng có nhiều tác dụng y học với khả năng sát trùng tốt, được dùng trong điều trị nhiễm trùng vết thương, bỏng hay kết hợp với một số dược liệu khác trong chữa trị các bệnh viêm đường hô hấp.
Gỗ tràm trong thiết kế nội thất
Với mức giá phải chăng, gỗ của loài cây này được ứng dụng trong chế tác hầu như tất cả nội thất trong gia đình, trở thành người bạn quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.
Giường ngủ
Ngày nay, khi kinh tế xã hội phát triển, đời sống tinh thần của con người cũng tăng cao. Và có một giấc ngủ ngon là nhu cầu cơ bản nhất trên lĩnh vực tinh thần. Bởi vậy, việc lựa chọn chất liệu gỗ chế tác giường ngủ cũng là nỗi trăn trở của khá nhiều người.
- Sở hữu nhiều ưu điểm về chất lượng, khả năng chống ẩm, chống mối mọt, việc sử dụng gỗ tràm làm nguyên liệu chế tác giường ngủ là một lựa chọn an toàn và hợp lý.
- Và hơn hết, trong bối cảnh khan hiếm gỗ do khai thác không hợp lý dẫn đến phải nhập khẩu nhiều loại gỗ, việc sử dụng gỗ từ cây tràm được trồng và sản xuất trong nước sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tài chính kha khá. Sở hữu nhiều ưu điểm về chất lượng, khả năng chống ẩm, chống mối mọt, việc sử dụng gỗ tràm làm nguyên liệu chế tác giường ngủ là một lựa chọn an toàn và hợp lý.
Bàn ghế gỗ phòng khách
- Đối với mỗi gia đình, phòng khách chính là nơi thể hiện phong cách và quan điểm sống. Chính vì vậy, việc lựa chọn bộ bàn ghế đặt ở phòng khách luôn là vấn đề mỗi khi trang hoàng nhà cửa.
- Không quá khó khăn khi nhận ra dòng gỗ xuất xứ từ cây tràm đang là nguyên liệu phổ biến trong chế tác bàn ghế phòng khách.màu vàng sáng trang nhã, phù hợp với nhiều phong cách, tính gỗ dai, dễ đẽo gọt giúp những bộ bàn ghế làm từ dòng gỗ này có kiểu dáng phong phú, đáp ứng mọi mong muốn của người dùng.
Trên đây là những thông tin về chất lượng gỗ tràm và một số ứng dụng của nó trong đời sống hằng ngày. Rất mong có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về dòng gỗ này và có những sự lựa chọn phù hợp với mục đích và điều kiện hoàn cảnh.